Lựa chọn được giải pháp lưu trữ hợp lý không chỉ giúp hệ thống camera hoạt động ổn định, hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư. Vậy nên lựa chọn giải pháp lưu trữ camera nào? Mời bạn cùng CNS Camera tìm hiểu 4 giải pháp dùng để lưu trữ dữ liệu camera được ứng dụng phổ biến hiện nay. Ưu nhược điểm của từng giải pháp như thế nào để đưa ra lựa chọn hợp lý nhé.
1. [4] giải pháp lưu trữ camera được ứng dụng phổ biến hiện nay
1.1 Giải pháp lưu trữ camera trên đám mây (Cloud)

Trong các giải pháp lưu trữ camera thì Cloud Camera là giải pháp mới nhất. Để có thể lưu trữ dữ liệu camera bằng Cloud thì bắt buộc camera phải được trang bị công nghệ này.
Cloud Camera là dịch vụ cho phép lưu trữ, giám sát và quản lý thiết bị Camera tập trung trên nền tảng điện toán đám mây với phần mềm Cloud Camera, hỗ trợ tích hợp nhiều dòng thiết bị Camera trên thị trường và hoạt động trên nhiều nền tảng (Web, App), hệ điều hành (Android, iOS)
Ưu điểm của dịch vụ lưu trữ Cloud Camera
- Quản lý đa điểm dễ dàng chỉ với một chạm
- Triển khai nhanh
- Bảo mật dữ liệu
- Cảnh báo sự cố: Khả năng phát hiện, cảnh báo tình trạng kết nối của Camera đến hệ thống dịch vụ trên ứng dụng giám sát
- Tiết kiệm chi phí
- Không có nguy cơ bị mất dữ liệu bởi trộm cắp, hỏa hoạn,…
Bên cạnh các ưu điểm, dịch vụ lưu trữ Cloud camera vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Tính phí hàng tháng
- Việc liên tục gửi dữ liệu qua internet sẽ làm chậm kết nối của người dùng cho các hoạt động truyền phát video hoặc lướt internet khác . Ngoài ra, người dân ở các vùng nông thôn có thể có giới hạn dữ liệu hoặc dịch vụ rất chậm để cloud-based camera thậm chí không phải là một lựa chọn khả thi.
1.2 Giải pháp lưu trữ dữ liệu camera nội bộ bằng hệ thống NAS

Máy chủ lưu trữ gắn mạng NAS (Network Attached Storage) là một phương thức lưu trữ có sử dụng kết nối mạng Ethernet tiêu chuẩn. NAS có một địa chỉ IP riêng được sử dụng, để lưu trữ nhiều dạng tệp khác nhau.
Ưu điểm của giải pháp lưu trữ camera IP bằng NAS:
- NAScung cấp dung lượng lưu trữ lớn, có thể ghi lại nhiều hình ảnh của các camera khác nhau cùng lúc, trong thời gian dài.
- Việc nâng cấp và mở rộng hệ thống lưu trữ dữ liệu camera NAS cũng tương đối dễ dàng.
- Tốc độ truyền tải dữ liệu cao
Một số hạn chế khi sử dụng hệ thống NAS cho camera:
- Hệ thống lưu trữ NAS không tương thích với các dòng camera Analog đời cũ.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn hẳn so với giải pháp lưu trữ bằng thẻ nhớ SD.
- Máy chủ lưu trữ NAS nằm trong hệ thống mạng nội bộ, rủi ro mất dữ liệu trong các trường hợp có trộm hoặc phá hoại.
- Quá trình ghi hình bị gián đoạn khi đường truyền Internet bị mất kết nối, hình ảnh cũng không được ghi lại, gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát.
Hệ thống NAS cho camera phù hợp với hệ thống camera quan sát có quy mô vừa và nhỏ.
1.3 Lưu trữ dữ liệu camera bằng thẻ nhớ SD

Thông thường, các dòng camera ip hiện nay đều sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ thông tin, hình ảnh. Đây là phương pháp được ứng dụng khá phổ biến hiện nay
Ưu điểm khi sử dụng thiết bị lưu trữ camera bằng thẻ SD:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, không cần phải lắp đặt thêm đầu ghi và ổ cứng bên ngoài
- Cài đặt và sử dụng đơn giản
Nhược điểm khi sử dụng giải pháp lưu trữ camera bằng SD:
- Thời gian lưu trữ của thẻ nhớ SD không được lâu
- Rủi ro bị mất dữ liệu cáo nếu thẻ bị hơn hoặc bị mất thiết bị camera (Vì thể SD được gắn trực tiếp vào camera)
- Việc sử dụng thẻ nhớ trên camera để ghi hình sẽ không phù hợp với nhu cầu lưu trữ lâu ngày vì thường dung lượng của thẻ nhớ có hạn và hầu như chỉ hỗ trợ tới 256GB.
Giải pháp lưu trữ Camera bằng thẻ SD phù hợp cho gia đình hay văn phòng có hệ thống nhỏ với nhu cầu lưu trữ ngắn hạn.
1.4 Sử dụng đầu ghi + ổ cứng để lưu trữ dữ liệu camera

Ưu điểm: Triển khai nhanh gọn lẹ, không bị phụ thuộc vào một máy tính cố định.
Nhược điểm và hạn chế: Việc mở rộng hệ thống lưu trữ gặp nhiều khó khăn, độ bảo mật và ổn định không cao. Khi gặp sự cố, việc ghi hình sẽ bị gián đoạn.
- Giải pháp đầu ghi thường (hỗ trợ ổ cứng từ 1-4 ổ): thời gian lưu trữ lâu hơn + tích hợp cho số lượng camera từ tương ứng : 4 kênh, 8 kênh, 16 kênh, 32 kênh. Giải pháp lưu trữ này phù hợp với hệ thống camera vừa và nhỏ.
- Đầu ghi chuyên dụng hơn: hỗ trợ tới 64 kênh, 128 kênh (có thể lắp từ 8 – 16 ổ cứng). Cho thời gian lưu trữ dài hơn, quản lý được số lượng camera nhiều hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều vì phải đầu tư đầu ghi + ổ cứng HDD.
2. Cách tính dung lượng lưu trữ cần thiết cho camera
Dung lượng lưu trữ bao nhiêu là đủ? Chọn ổ cứng có dung lượng lưu trữ phù hợp sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và đảm bảo hệ thống camera luôn hoạt động ổn định.
Để tính được dung lượng cần thiết để lưu trữ video trong 1 ngày cho 1 camera bạn áp dụng công thức sau:
DUNG LƯỢNG LƯU TRỮ (Gigabyte) = 3600 (giây mỗi giờ) × 24 (giờ mỗi ngày) × Bitrate* của camera (Kbps) ÷ 8 (1 byte = 8 bit) ÷ 1024 (MB) ÷ 1024 (Gigabyte)
Bitrate*: Thông thường giá trị mặc định đối với camera IP 720P: 2048Kbps; camera IP 1080P: 2 x 2048 = 4096 Kbps
Ví dụ: Tính dung lượng lưu trữ video một ngày của một camera IP 720P (30FPS) là: 3600 × 24 × 2048 ÷ 8 ÷ 1024 ÷ 1024 = 21GB
Vậy 1 tháng sẽ là 4944GB, 3 tháng là 14832GB, 6 tháng là 29663 Gigabytes,…
Khi tính được dung lượng lưu trữ cần thiết cho camera thì việc lựa chọn ổ cứng có dung lượng bao nhiêu là phù hợp cũng trở nên đơn giản và chính xác hơn.
CNS Camera chuyên thi công, lắp đặt hệ thống camera văn phòng, doanh nghiệp, nhà xưởng, sân bãi, cửa hàng siêu thị,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu, khảo sát, tư vấn để giúp khách hàng chọn được giải pháp tối ưu nhất, tiết kiệm nhất.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn giải pháp lưu trữ nào cho phù hợp với hệ thống camera cũng, thì hãy liên hệ với chúng tôi. CNS Camera luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn giúp bạn lựa chọn được giải pháp lưu trữ camera phù hợp nhất.